Những làng nghề mang tên Đào Xá Đào Xá (làng)

Làng Đào Xá thuộc xã Đông Lỗ, huyện Ứng Hòa, Hà Nội (trước thuộc tỉnh Hà Tây cũ). Vào thời Nguyễn, làng này thuộc huyện Sơn Minh phủ Ứng Thiên trấn Sơn Nam Thượng (sau là phủ Ứng Hòa tỉnh Hà Nội). Đây là làng nghề nổi tiếng với các sản phẩm nhạc cụ dân tộc Việt Nam. Các loại đàn được sản xuất ở đây gồm: đàn bầu, đàn tam thập lục, đàn đáy, đàn nguyệt, đàn tỳ bà... cho đến những cây nhị, cây hồ, cây líu. Sản phẩm nhạc cụ dân tộc được bán ra khắp Việt Nam.Làng này đang đứng trước nguy cơ mất nghề truyền thống này do thanh niên trong làng không còn hứng thú theo nghề này. [2]. Nghề làm đàn đã được duy trì hàng trăm năm nay tại đây, cho dù ở thời hiện tại cả làng chỉ còn ngót nghét hai chục hộ vẫn đeo đuổi nghề[3].

Làng Đào Xá xã Phong Khê thành phố Bắc Ninh tỉnh Bắc Ninh, thời xưa là xã Đào Xá tổng Hương La huyện Yên Phong phủ Từ Sơn, một trong 49 làng Quan họ gốc của xứ Kinh Bắc [4]. Nằm bên bờ sông Ngũ Huyện Khê (sông Thiếp), làng Đào Xá này còn nổi tiếng từ xa xưa với nghề thủ công làm giấy dó (một loại giấy truyền thống dùng để vẽ tranh dân gian như: tranh Đông Hồ,...) [4][5].

Làng thêu ren Đào Xá xã Thắng Lợi huyện Thường Tín Hà Nội, từng là một trong nhiều làng nghề thủ công truyền thống về thêu (đầu ra của nghề dệt lụa) ở đất Hà Tây quê lụa. Làng thêu Đào Xá, nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội 25 km theo Quốc lộ 1A về phía Nam, phía Bắc của làng gần kề với làng Quất Động quê hương của ông tổ nghề thêu ren Lê Công Hành. Nghề thêu ren truyền thống ở đây, hiện vẫn đang phát triển, với nhiều nghệ nhân vẽ kiểu tạo mẫu và hàng trăm nghệ nhân thêu ren (400 tay kim), chủ yếu làm hàng thêu xuất khẩu [6].